Ban Phượng Hoàng Và Nền Âm Nhạc Rock Việt

0
16

Một ban ban nhạc rock, là một ban nhạc vừa tự lập vừa tự sản xuất các tác phẩm của mình. Theo tôi nghĩ ban Phượng Hoàng là ban nhạc rock đầu tiên của Việt Nam theo đúng nghĩa. Ban Phượng Hoàng xuất hiện trong môi trường nhạc đã có các ban nhạc sinh viên hát và chơi nhạc cho nhau, ban nhạc chuyên nghiệp phục vụ các quán bar, club cho lính Mỹ, và ban nhạc của các ngành quân sự. Nhiều người Việt chơi nhạc rock xuất phát trong phong nhạc trẻ. Một thiếu sót trong những năm đầu tiên là của nhạc trẻ có phương hướng rất Tây. Những người thực hiện là thưởng thức nhạc trẻ nghe toàn nhạc Tây, và đặt tên Tây cho mình và cho ban nhạc của mình.

Chắc ban Phượng Hoàng được lập ra năm 1971 từ khi hai thanh viên nồng cốt là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang 1947-1985) gặp nhau. Hình như phải có một thời gian mà hai bạn chơi nhạc với nhau trước khi quyết lập thành một ban nhạc với tên Ban Phượng Hoàng. Từ năm 1964 đến 1966 Lê Hựu Hà (lead guitar) chơi nhạc trẻ với ban nhạc Hải Âu (The Seagulls). Nguyễn Trung Cang (đàn organ) đã chơi nhạc trẻ với nhóm The Rolling Sound từ năm 1966.

Hai nhạc sĩ có tính cách rất khác nhau. Lê Hựu Hà dễ gần và nói chuyện rất ngọt ngào. Nguyễn Trung Cang ít nói và nội tâm. Hai nhạc sĩ ấy được coi như là John Lennon và Paul McCartney của nền nhạc rock Việt. Cả hai đều sáng tác những bài hát yêu hoà bình, thương đồng bào, ghét sự giả dối. Họ khác với hai nhạc sĩ chính của nhóm Beatles về một yếu tố quan trọng là hai nhạc sĩ người Việt không trao đổi và hợp tác với nhau khi sáng tác. Như McCartney, Lê Hựu Hà hay soạn những ca khúc cũng giản dị, “yêu người, yêu đời”, và yêu thiên nhiên nữa. Nguyễn Trung Cang tượng như Lennon cũng soạn những lời ca phức tạp với những nét u huyền.

Click vào hình để nghe những tình khúc Phượng Hoàng

Trong thời phôi thai ban Phượng Hoàng gồm Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang, với Như Khiêm (vốn là tây bass trong Les Fanatiques, Shotguns), và Nguyễn Trung Vinh đánh trống. Ban nhạc Phượng Hoàng trong lúc ban đầu cũng có năm ca sĩ Hoài Khanh (1944-) và nữ ca sĩ Thanh Mai. Hoài Khanh đã có một thời gian hát cho Đài Phát Thanh Sài Gòn và Đài Phát Thanh Quân Đội. Lúc làm quen với Lê Hựu Hà, Hoài Khanh là một ca sĩ hát thường xuyên ở phòng trà Đêm Mầu Hồng.

Lê Hựu Hà đang muốn tìm chỗ để ban nhạc của mình có thể trình diễn nhạc của mình. Hoài Khanh giới thiệu Lê Hựu Hà với Nghiêm Phú Phi là nhạc trưởng của Đêm Màu Hồng. Được Nghiêm Phú Phi ưng ý rồi, ban Phượng Hoàng đến ra mắt khán giả ngày 15 tháng 6 năm 1971. Trong một khoảng thời gian độ 6 tháng ban Phượng Hoàng đến chơi ba ca khúc trong giờ nghĩ của ban nhạc của phòng trà Đêm Màu Hồng. Đây không phải là môi trường tốt cho nhạc rock vì thường lệ khách của phòng trà không phải là thanh niên, sinh viên. Trong cái thời sau đó đến năm 1975 ban Phượng Hoang không có nhóm hoàn toàn cố định, Ban nhạc luôn luôn thể hiện các tác phẩm của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, nhưng có thời hai nhạc sĩ có mâu thuẫn và không tham gia sinh hoạt của ban nhạc và được thay thế bởi Quốc Trí lead guitar ban Rolling Sound (guitar cùng chơi với Nguyễn Trung Cang trong ban nhạc Rolling Sound). Phùng Thuận cũng thay thế tay trống Trung Vinh một thời gian. Một người tên là Châu (cũng gọi là Châu Tỳ Bà) là một tây chơi guitar cũng xuất hiện trên một số ảnh của ban nhạc. Lê Huy (1950- ) cũng là tay chơi bass nhiều với ban Phượng Hoàng.

Click vào hình để nghe những bản rock việt trường tồn theo thời gian

Nhóm người thường xuyên nhất của ban Phượng Hoàng là Elvis Phương (hát), Lê Hựu Hà (guitar), Nguyễn Trung Cang (organ), Nguyễn Trung Vinh (trống), với Lê Huy (bass). Elvis Phương (Phạm Ngọc Phương, 1945-) chắc là khuôn mặt được nhận biết nhiều trong ban nhạc Phượng Hoàng. Những năm đầu thập niên 1970 nam ca sĩ này là một ngôi sao đang nổi. Trước khi được thành một ca sĩ thị trường, Elvis Phương từng hát nhạc rock với các ban nhạc trẻ như The Rockin’ Stars, Les Vampires và Shotguns.

Lê Huy vốn là nhạc công chơi đàn piano, nhưng để chiều ý Nguyễn Trung Cang muốn chơi đàn organ rồi làm tây chơi bass cho ban Phượng Hoàng. Chính năm thành viên này đã vào phòng thu thanh đường Bùi Hữu Nghĩa để biểu diễn các bài hát trên Album Nhạc Trẻ 1 của Ngọc Chánh tổ chức và thực hiện. Họ phải đến phòng thu trước giờ giới nghiêm rồi thức khuya chơi nhạc suốt cả đêm để thực hiện các bài hát trên album này.Khoảng thời đó ban Phượng Hoàng với năm thành viên trên cũng chơi nhạc tại nhà hàng khiêu vũ trường Maxim tai số 15-17 đường Tự Do. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách về nghệ thuật ở Maxim với mục đích trình bày các tiết mục thuần túy Việt Nam. Ở lầu duới Maxim có nhà hàng với phần giải trí biểu diễn gồm nhiều tiết mục tạp kỹ như ca nhạc, múa nghệ thuật, nhạc kịch, tấu hài, v.v. Bên trên có hộp đêm với âm nhạc và khiêu vũ. Mỗi đêm ban Phượng Hoàng biểu diễn độ 5 ca khúc ở hai lầu cho những thính giả thờ ơ. Thờ ơ vì khách ở Maxim toàn giới thượng lưu và nước ngoài. Giới trẻ ưa thích nhạc trẻ hải đâu có tiền để vào nghe. Ngày 25 tháng 11 năm 1973 ban Phượng Hoàng cũng tham dự Đại Hội Nhạc Trẻ thứ 2 tại Trường Taberd.

Có thể sự kiện quan trọng nhất đưa ban Phượng Hoàng đến với quần chúng yêu thích nhạc trẻ là Đại Hội Nhạc Trẻ tại trường Taberd ngày 25 tháng 11 năm 1973, tổ chức để giúp nạn nhân lũ lụt ở miền Trung. Hơn 5,000 người đến nghe độ 12 ban nhạc trẻ biểu diễn, nổi bật nhất là hai ban CBC và Phượng Hoàng. Lúc này ban Phượng Hoàng biểu diễn ba tiết mục – “Liên Khúc Một” (trích ba khúc “Sống Cho Qua Hôm Nay” của Nguyễn Trung Cang, “Phiên Khúc Mùa Đông” của Lê Hựu Hà, và “Kho Tàng Của Chúng Ta” của Nguyễn Trung Cang), “Yêu Em” của Lê Hựu Hà và “Beautiful Sunday” của Daniel Boone, Lê Hựu Hà đặt lời Việt.

Trong thời gian đó Ban Phượng Hoàng cũng ít khi xuất hiện trước công chúng. Một vài lần họ biểu diễn trong chương trình nhạc trẻ của Đài Truyền Hình Saigon. Mặc dù thế các bạn đều đặn chơi nhạc với nhau đến các biến có 1975, Họ tập ở nhà Nguyễn Trung Cang ở đường Bà Huyện Thanh Quan gần chùa Xá Lợi và nhà Lê Huy ở đường Nguyễn Minh Chiều gần phi trường Tân Sơn Nhứt, Mặc dù việc tham gia ban Phượng Hoàng là một sở thích và một niềm tự hào của các thành viên, mỗi người đều chơi trong những ban nhạc khác để kiếm sống. Tiền lương trả cho một ban nhạc trẻ chơi toàn nhạc Việt không đáng kể với số tiền là được kiếm chơi nhạc ngoại quốc trong các quán hay hộp đêm.

Còn nữa, là thời chiến lớp thanh niên ở nước Việt Nam Cộng Hòa đều có nhiệm vụ quân sự. Một số thành viên của ban Phượng Hoàng cố trốn lệnh tổng động viên của năm 1968, tuy thế mà rút cuộc tất cả đều vào các đoàn nghệ thuật của các nhánh quân sự. Hoài Khanh từng là sinh viên khóa 24 trường sĩ quan Thủ Đức đã bị thương ở chiến trường trước khi bắt tay với Đêm Mầu Hồng. Lê Hựu Hà đi học 9 tháng ở Trường Bộ Binh Thủ Đức nhưng vì mắt cặn nặng lắm rút cuộc làm việc cho Cục Quân Nhu Gò Vấp ở hậu phương. Sau một thời gian Hà cũng được giải ngũ luôn. Nguyễn Trung Cang thuộc về một đoàn văn nghệ của Ban Chinh Huấn của Không Quân. Lê Huy cũng là nhạc công trong một ban nhạc của Không Quân. Một thời Elvis Phương gia nhập vào Lực Lượng Hải Thuyền, nhưng sau đó ca hát cho một ban văn nghệ của nhánh Hải Quân. Trung Vinh đánh trống với ban văn nghệ Nhảy Dù.

Ban Phượng Hoàng tồn tại đến năm 1975. Họ tập với nhau các bài ca của hai nhạc sĩ và cũng có khi vào phòng thu âm để làm một tiết mục cho các chương trình cát xét nhạc trẻ. Đến thời điểm sau cùng họ xuất bản được khoảng 20 ca khúc trên các băng thu cho thị trường. Biến cố tháng 4 năm 1975 đến, Việt Nam không còn là đất mà cho nhạc rock sống nữa. Như vậy ban Phượng Hoàng phải giải tán… Phong cách nhạc và lời của ban Phượng Hoàng có những nét nhận diện rất độc đáo. Có hai nhạc sĩ tài hoa với nét riêng và các thành viên phối âm với nhau. Phải đợi đến những năm 1990 thì mới có những ban nhạc rock Việt kế tiếp. Nhưng ai muốn hiểu biết về nhạc rock Việt thì công nhận sư đóng góp của ban Phượng Hoàng../.

JASON GIBBS (San Fancisco) Theo Thế Giới Nghệ Sĩ

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận