Chiều Xưa Có Ngọn Trúc Đào, Mùa Thu Lá Rụng Bay Vào Sân Em …..

0
2

Bài hát Trúc Đào hay có tên gọi khác là Ngọn Trúc Đào, đây là một sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng phổ theo thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên vào khoảng những năm giữa thập niên 1980. Bài Thơ gốc cũng có tên Trúc Đào của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên như sau :

“Trời nào đã tạnh cơn mưa Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn

Nhà người tôi quyết không sang Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng Quên ngườinhất quyết tôi quên Mà sao gặp lại còn kiên nhẫn chào.

Chiều xưa có ngọn trúc đào Mùa thu lá rụng bay vào sân em Mùa thu lá rụng êm đềm Như cô với cậu cười duyên dại khờ

Nhà Thơ Nguyễn Tất Nhiên 1973. Đứng thứ 2 trừ trái qua.

Bởi vì hai đứa ngây thơ Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn Thế rồi trăng sáng lung linh Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ

Sang năm mười bảy không ngờ Tình tôi nít nhỏ nằm mơ cũng thừa Tôi mười bảy tuổi buồn chưa Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày…

Chiều nay ngang cổng nhà ai Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào Nhưng mà không hiểu vì sao Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười ? ”

Còn lời bài hát như sau : Chiều xưa có ngọn trúc đào Mùa thu lá rụng bay vào sân em. Trời thu lá rụng êm đềm Vàng sân lá đổ cho mềm chân em

Tại vì hai đứa ngây thơ Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn Nhìn vần trăng sáng lung linh Nhìn em mười sáu như cành hoa lê

Rồi mùa thu ấy qua đi Chợt em mười tám chợt nghe lạnh lùng Thuyền đành xa bến sang sông Hàng cấy trút lá tình đi lấy chồng

Chiều nay nhớ ngọt trúc đào Mùa thu lá rụng bay vào sân em Người đi biết về phương nào Bỏ ta với ngọn trúc đào bơ vơ.

Ý của bài hát và bài thơ không giống nhau lắm. Bài hát gợi lên hoài niệm về một mối tình thơ ngây đã thành vô vọng, còn bài thơ nói lên nỗi giận hờn vu vơ hơi có phần trẻ con của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, ông sáng tác bài thơ năm 1973, khi ông 21 tuổi. Dù ý có khác nhau, nhưng cả bài hát và bài thơ đều có điểm chung là…. rất hay!

Nhật Hà

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận