Đoàn sứ bộ sang Pháp của chánh sứ Phan Thanh Giản năm 1863 và những bức ảnh chân dung đầu tiên của người Việt

0
23

Như sử sách đã ghi, vào năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Tương quan lực lượng không cân xứng, vũ khí còn thô sơ của quân nhà Nguyễn (thời vua Tự Đức) dễ dàng bị các khí tài tân tiến của Châu Âu đánh bại. Đại đồn Chí Hòa của tướng Nguyễn Tri Phương dày công xây dựng để ngăn đà tiến của liên quân PhápTây Ban Nha cũng hoàn toàn sụp đổ, Đô đốc chỉ huy liên quân là Charner tiến quân chiếm tiếp Mỹ Tho. Lúc đầu Charner chỉ đưa ra đòi hỏi rằng phải cho giáo sĩ Pháp tự do truyền đạo, giao thương buôn bán, và nhượng một vài khu đất để mở thương điểm như Singapore, Hongkong của Anh.

Trong khi triều đình Huế còn nấn ná chưa chịu điều đình thì tháng 11/1861, Đô đốc Bonard thay thế Charner, đánh chiếm tiếp Biên Hòa và Côn Đảo, rồi Vĩnh Long, sau đó gửi thư cho triều đình Huế đề nghị lập hòa ước.

Lúc đó, hai ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đều xin vào Nam để thương thuyết với Pháp. Vua Tự Đức bèn hạ chiếu phong Phan Thanh Giản làm Chánh sứ toàn quyền đại thần và Lâm Huy Hiệp làm phó sứ để vào Nam thương thuyết và ký kết Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.

Đàm phán bất thành, triều đình Huế phải ký với Pháp và Tây Ban Nha hòa ước ngày 5/6/1862 gồm 12 điều khoản, trong đó có nhiều điều khoản bất lợi cho Đại Nam, như là đạo ki-tô được tự do hoạt động (Khoản 2 Hiệp ước), 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) phải nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-Khoản 8 hiệp ước); chỉ có điều 11 được coi là một sự nhân nhượng của người Pháp, đó là sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh.

Khi được tin 2 ông Phan, Lâm đã không hoàn thành sứ mạng vua trao là “đất đai quyết không thể nào cho được, tà giáo quyết không cho tuyên truyền”, triều đình xin luận tội 2 ông, nhưng theo Đại Nam thực lục, vua Tự Đức nói: “Bây giờ há có người hiền tài nào mà đổi hết được ru? Bèn cho Phan Thanh Giản lãnh tổng đốc Vĩnh Long, Duy hiệp lãnh tuần phủ Thuận Khánh cùng tướng nước Pháp biện bác để chuộc tội”.

Sau khi mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, vua trăn trở vì để mất Gia Định, muốn cử người sang Pháp để trực tiếp điều đình với Napoleon III.

Sứ bộ Đại Nam sang PhápTây Ban Nha do các vị Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản dẫn đầu phái đoàn 63 người.

Những người do triều đinh Huế cử:

Chánh sứ: Phan Thanh Giản, 68 tuổi, Hiệp biện Đại học sĩ

Phó sứ: Phạm Phú Thứ, 43 tuổi, Lại bộ Tả tham tri

Bồi sứ: Ngụy Khắc Đản, 47 tuổi, Án sát tỉnh Quảng Nam

Phụ trách lễ vật: Nguyễn Văn Chất, Công bộ Lang trưng

Hai thư ký: Hồ Văn Long (Binh bộ Viên ngoại lang), Trần Văn Cư (Hộ bộ Viên ngoại lang)

Bốn văn nhân: Hoàng Ky (Lễ bộ chủ sự), Tạ Huệ Kế (Hộ bộ chủ sự), Phạm Hữu Độ (Sứ bộ tư vụ), Trần Tế (Tư vụ)

Hai võ quan: Nguyễn Mậu Bình (Hiệp quản), Hồ Văn Huân (Hiệp quản)

Bốn võ quan tháp tùng: Nguyễn Hữu Tước (Suất đội), Lương Văn Thế (Suất đội), Nguyễn Hữu Thuận (Suất đội), Nguyễn Hữu Cấp (Suất đội)

Hai y sĩ: Nguyễn Văn Huy, Ngô Văn Nhuận

Một thông ngôn: Nguyễn Văn Trường

Kèm với 25 lính, 19 người giúp việc

Đoàn còn có những người Pháp cử theo:

Hai thông ngôn: Trương Vĩnh Ký (hạng nhất), Nguyễn Văn Sang (hạng nhì)

Hai nho sĩ: Tôn Thọ Tường (hạng nhất), Phan Quang Hiếu (hạng nhì)

Hai học sinh trường d’Aran: Trần Văn Luông và Simon Của

Ba người giúp việc

Việc chánh sứ Phan Thanh Giản dẫn đầu sứ bộ sang Pháp năm 1863 đánh dầu lần đầu tiên một phái đoàn đại diện chính thức chính quyền ở Đại Nam sang Tây Dương, và họ cũng được xem là những người Việt đầu tiên được chụp ảnh chân dung cá nhân như loạt ảnh sau đây.

Chân dung phó sứ Phạm Phú Thứ, 43 tuổi:

Chân dung bồi sứ Ngụy Khắc Đản, 48 tuổi:

Vào thập niên 1920, ảnh của ba vị chánh sứphó sứ được Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux HueBAVH) đăng tải trên số 1 năm 1926, kỹ thuật in tráng thời đó khiến ảnh trông không rõ nét.

Ngoài ba vị này, hầu như không ai nhìn thấy ảnh chân dung chụp riêng của các thành viên khác trong sứ bộ. Mãi đến gần đây, Thư viện quốc gia Pháp (BNF) mới công bố gần 70 bức ảnh chân dung của nhiều thành viên trong sứ bộ người Việt tại Pháp năm 1863 đã được một nhà nhiếp ảnh thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris thực hiện.

Sau đây là những hình ảnh khác của các thành viên trong sứ bộ:

Nguyễn Văn Chất, 40 tuổi, người tỉnh Quảng Trị, Quan văn Chánh tứ phẩm, người phụ trách lễ vật:

Hồ Văn Long, 50 tuổi, người tỉnh Quảng Trịmột trong hai thư ký của Sứ bộ:

Trần Văn Cư, 46 tuổi, sinh ở HuếQuan văn Tòng ngũ phẩm, một trong hai thư ký của Sứ bộ:

Tạ Huệ Kế, 50 tuổi, sinh ở Huế. Quan văn Chánh lục phẩm:

Phạm Hữu Độ, 31 tuổi, người tỉnh Quảng Bình, Quan văn Chánh thất phẩm:

Trần Tế, 39 tuổi, sinh ở Nam ĐịnhQuan văn Chánh lục phẩm:

Lương Văn Thể, 47 tuổi, người Quảng NamQuan võ, tòng ngũ phẩm. Sĩ quan tháp tùng:

Nguyễn Hữu Thận, quan võ, tòng Ngũ phẩm (30 tuổi, người Thừa Thiên):

Cui-Giant-Thenh, 47 tuổi, người Huế:

Hồ Văn Huân, quan võ:

Nguyễn Hữu Cấp, sinh ở HuếVõ quan Tòng ngũ phẩm, sĩ quan tháp tùng:

Ngô Văn Huân, 53 tuổi, sinh ở HuếQuan võ Tòng tứ phẩm:

Ngô Văn Nhuận, 42 tuổi, người Hà TiênQuan văn tòng Thất phẩmThầy thuốc:

Petrus Trương Vĩnh KýThông ngôn hạng nhất:

Petrus Nguyễn Văn Sang, 35 tuổi, người miền BắcThông ngôn hạng nhì:

Tôn Thọ Tường (Ba Tường), 38 tuổi, người Saigon, Ký lục hạng nhất:

Tôn Thọ Tường là một nhân vật lịch sử, từng cộng tác chặt chẽ với Pháp và sau này được người Pháp thăng chức đốc phủ sứ năm 1871, làm việc dưới quyền của Tổng Lãnh sự Pháp De Kergaradec ở Bắc Kỳ năm 1875.

Phan Quang Hiếu, 32 tuổi, người Saigon, Ký lục hạng nhì:

Hạ sĩ Nguyên, 36 tuổi, người Thừa Thiên, tóc dài 1m58:

Ông Hiếu, 45 tuổi, sinh ở Huế:

Dân yaü, 27 tuổi, lính hầu sinh ở Huế:

Ông Tân 30 tuổi, nho sĩ người Quảng Nam:

Trần Quang Diệu, 20 tuổi, người giúp việc:

Cang 28 tuổi, người Gia Định, giúp việc:

D’a 24 tuổi, sinh ở Huế, người giúp việc:

Trong kho ảnh của Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux HueBAVH) còn có 2 hình ảnh khác, dù không thuộc đoàn sứ bộ, nhưng cũng là trường hợp đặc biệt, đó là 2 du học sinh người Việt đầu tiên sang học ở Pháp, đó là:

Trần Văn Luông, 17 tuổi, sinh ở SaigonHọc sinh trường Adran:

Simon Của, 18 tuổi, người Nam Kỳ, học sinh trường Adran:

Trở lại với việc sứ bộ do Phan Thanh Giản dẫn đầu đoàn sứ bộ sang Pháp và Tây Ban Nha, với lời dặn dò kỹ lưỡng của vua Tự Đức được ghi chép như sau:

“Phải đòi cho bằng được sự nhượng lại những phần đất mà Pháp đã chiếm cứ. Trong trường hợp chính phủ Pháp từ chối, các khanh hãy kéo dài cuộc lưu trú tại Pháp để chờ có cơ hội thuận tiện mở lại cuộc thương thuyết. Phải cố gắng gây một dư luận thuận lợi cho chính phủ của ta. Các khanh cũng phải cố gắng làm cho chính phủ Pháp mềm lòng đối với số phận của xứ sở chúng ta”.

Trong quốc thư gửi Napoleon III, vua Tự Đức yêu cầu xét lại một số điều khoản của Hòa ước Nhâm Tuất, đặc biệt là điều khoản liên quan đến việc nhường đất. Nhà vua đề nghị, theo các nhà Thanh ký kết với người Anh, triều đình Huế sẵn sàng cho người Pháp thiết lập một số nhượng địa bao gồm Sài Gòn ở tỉnh Gia Định, một địa điểm nào đó trong tỉnh Định Tường ngoài thành Mỹ Tho, xứ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Biên Hòa và đảo Côn Lôn.

Lúc đó Đại Nam vẫn chưa có phương tiện băng qua đại dương trong nhiều tháng, nên đoàn sứ bộ di chuyển bằng tàu của Pháp, triều đình Huế lấy cớ là để đáp lễ Pháp hoàng đã phái người tới chúc mừng vua Tự Đức nhân dịp ký hoà ước 1862. Người Pháp bằng lòng cho mượn tàu Europeén và cử người đi theo hướng dẫn, nhưng phía Đại Nam phải trả mọi phí tổn.

Theo tài liệu ghi trong cuốn Đặc khảo về Phan Thanh Giản của Tập san Sử Địa, vào ngày 21-6-1863, trước khi sứ bộ ra đi, vua Tự Đức đối thoại với Phan Thanh Giản như sau:

– Ta nhất sơ thông sứ để mưu chuộc đất, ý quan Pháp thế nào?

– Ý họ thế nào tôi chưa biết rõ, nhưng gấp quá e chưa tất được.

– Vậy thì sai sứ đi có ích chi? Phan Thanh Giản còn không biết rõ huống hồ người khác. Các ngươi đi chuyến này liệu nói thế nào cho được, nếu không nghe, nên lưu lại cố nói, sao cho động lòng họ, chứ đi không về rồi hoặc bỏ mạng không về thì có ích gì cho nước?

Vua hỏi thêm:

– Trước kia ngươi bỏ Nam Kỳ chắc là đã có cân nhắc, vậy ngươi còn có ý gì nữa không?

– Xem kỹ thời thế, không thế không được. Tôi nay phụng mệnh đi sứ, xong việc hay không còn tuỳ được ở hai nước. Tôi chỉ biết hết lòng, hết sức mà thôi.

Vua rơi luỵ bảo các quan:

– Đất đai ấy, nhân dân ấy của tiền triều mở mang, nhóm họp để lại, nay các ngươi phải đồng tâm lo liệu sao cho ta khỏi hổ thẹn, khỏi lo lắng.

Rồi vua dặn dò sứ thần:

– Quốc thư phải đưa cho đến nơi, đừng để các quan đương sự ngăn đón, đừng chuyên tin lời người thông ngôn,… Sứ thần là người thay mặt vua, đừng lạy mà nhục quốc thể.

Khi tiễn chân ra cửa điện, vua còn hỏi thêm Phan Thanh Giản:

– Nếu người ta không cho chuộc thì ngươi có cách gì đối phó không?

Phan Thanh Giản tâu:

– Tôi xin nhận chân sứ mạng, dầu cuộc đàm phán bị bế tắc thì lũ tôi có thể duy trì mối tình thân thiện, để nuôi hy vọng về tương lai; nếu có thể “đem ngói đổi vàng” thì lúc nào lũ tôi cũng sẵn sàng, ngoài ra lũ tôi không có cách gì khác.

Vua Tự Đức vỗ vai Phan Thanh Giản và nói:

– Ngươi đã chịu hy sinh trước sứ mạng, thì ta cũng chắc được khỏi tội với đời sau; đất 3 tỉnh là xương máu của dân, chuộc lại là chuộc tội cho ta, để cho dân thoả lòng nguyện vọng.”

Biết rằng phải gánh nhiệm vụ to lớn, cụ Phan Thanh Giản có làm bài thơ rằng:

Chín tầng lồng lộng giữa trời thinh
Phụng chỉ ra đi buổi sứ trình
Lo nỗi nước kia còn phiến biến
Thương bề dân nọ cuộc giao chinh

Nghìn trùng biển cả sang tây địa
Muôn dặm đường xa thẳng đế kinh
Mây nước sang qua cùng Pháp quốc
Rước đưa mừng rỡ cuộc hòa minh

Sứ bộ vào Sài Gòn bằng tàu Cho, rồi tới Alexandrie bằng tàu Eurppéen, tới Toulon bằng tàu Labrador ngày 9-9-1863 và cập bến Marseille ngày 12-9-1863. Chiều ngày 13-9-1863, sứ bộ tới Paris bằng xe lửa. Tại Toulon, Marseille và Paris, sứ bộ được đón tiếp long trọng và đúng theo nghi cách. Trong lúc đó, Pháp hoàng Napoléon 3 đang lũ trú ở Biarritz nên hoạt động của sứ bộ là đi thăm viếng các thắng cảnh, quan sát các cơ sở kỹ nghệ và dự tiếp tân, viếng thăm xã giao nhiều sứ thần ngoại quốc tại Paris.

Suốt trong thời gian lưu trú tại Paris, sứ bộ tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Pháp nhiều nhất: ngày 18-9-1863 tiếp tân tại Bộ Ngoại Giao, 3 ngày sau, ông Drouyn De LhuysTổng trưởng Ngoại giao tới khách sạn để đáp lễ và ngày 21-10-1863, cũng dự tiệc tại Bộ Ngoại Giao. Đặc biệt ngày 26-9-1863, sứ bộ tới nhà riêng của ông D. De Lhuys để thảo luận.

Ngày 7-11-1863, sứ bộ Việt Nam được vào bệ kiến Napoléon 3 tại điện Tuileries theo nghi lễ ngoại giao trọng thể.

Sau những nghi thức thông thường, Phan Thanh Giản đệ trình quốc thư lên Napoléon 3, rồi trình bày mục đích của sứ bộ là xin chuộc 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Nhưng cuộc gặp gỡ này không đi đến một kết quả cụ thể nào.

Ít hôm sau, Bộ Ngoại Giao Pháp mới sứ bộ tới và hứa “sẽ nghiên cứu rồi sửa lại Hiệp Ước 1862, sau đó sẽ ký kết với các ngài một hiệp ước khác”. Phan Thanh Giản cũng tuyên bố đại lược rằng: “Sứ bộ Việt Nam xin chuộc 3 tỉnh miền Đông và Việt Nam sẽ trả mỗi năm 2 hay 3 triệu vô hạn định hoặc sẽ trả 40 triệu trong 1 lần. Người Pháp có quyền cư trú tại 3 hải cảng của Việt Nam và tự do thương mại, đồng thời Việt Nam sẽ nhượng cho Pháp hải cảng Sài Gòn”.

Chính phủ Pháp chấp thuận việc sửa đổi Hoà ước 1862 nên soạn ra một bản dự thảo hoà ước mới. Bản văn này được trao cho sứ bộ Việt Nam trước khi lên đường sang Y Pha Nho (tức Tây Ban Nha).

Lý do chính phủ Pháp chấp nhận việc sửa đổi này là vấn đề ngân sách. Lúc đó ngân sách nước Pháp thâm thủng 972 triệu nên cả Pháp hoàng lẫn Tổng trường Tài chánh Achille Pould đều chủ trương giải pháp trao trả đất cho Việt Nam để lấy tiền bồi thường.

Như vậy, trên nguyên tắc, sứ mệnh của Phan Thanh Giản đã thành công.

Trong hai tháng ở Paris, sứ bộ đi thăm những cơ sở nông nghiệp ở kinh đô nước Pháp, học hỏi được những điều mới. Nhật ký ghi lại một chương trình khá bận rộn. Mỗi ngày điều có tiếp tân hoặc thăm viếng. Sứ bộ thấy nhiều, biết nhiều và ghi chép nhiều, đặc biệt là những điều có liên quan đến kỹ thuật. Ngược lại, họ có vẻ khá lạnh nhạt với các cuộc tiếp tân nồng hậu hay các buổi du hí, xem đua ngựa, kịch nghệ. Có lẽ vì trọng trách nặng nề nên các vị chỉ mong làm xong sớm nhiệm vụ rồi về nước.

Ngày 10-11-1863, sứ bộ lên đường sang Madrid để bệ kiến nữ hoàng Isabella của Y Pha Nho. Tại đây, sứ bộ cũng được đón tiếp long trọng như ở Pháp.

Sau khi xong việc, sứ bộ về Việt Nam, dọc đường gặp bão, nên mãi tháng 2 năm Giáp Tý (1864) mới về tới Huế.

Ngày 21-3-1864, Phan Thanh Giản tường trình kết quả lên vua Tự Đức. Vua Tự Đức và triều thần đều vui mừng và tán thưởng công lao của sứ bộ. Vua Tự Đức bèn phong Phan Thanh Giản (68 tuổi) làm Thượng thư bộ Lại như cũ.

Nhưng thực tế, triều đình Huế đã mừng hụt, vì phe thực dân đã vận động để chống lại việc cho chuộc đất. Đứng đầu phe này là các nhân vật thuộc Bộ Hải Quân và Thuộc Địa như Ch. Laubat, Bonard, De La Grandière,..

Vào năm 1864, khi phe thực dân chưa thắng thế thì quyển Vấn đề Nam Kỳ xét theo quyền lợi của Pháp của Rieunierký dưới bút hiệu H. Abelđược tung ra làm cho dư luận ủng hộ lập trường của phe thực dân.

Song song với sự biến chuyển dư luận đó ở Pháp, Aubaret tới Huế để đại diện Pháp ký kết với Phan Thanh Giản một hoà ước mới ngày 15 tháng 7 năm 1864, trong đó Pháp sẽ trả 3 tỉnh đã chiếm cho Việt Nam.

Nhưng luận cứ của phe thực dân đã làm Pháp hoàng xiêu lòng nên ngày 18-7-1864, Napoléon 3 đã ra lịnh cho Aubaret ngừng thương thuyết. Lịnh này tới Huế ngày 21-7-1864, thì hoà ước đã ký được 6 ngày rồi!

Thế là tại Pháp mọi sự phản đối nhằm vào hoà ước Aubaret. Tháng 11-1864, Ch. Laubat đệ lên Napoléon 3 một bản phúc trình thứ hai, dựa theo quan điểm của De La Grandière về các khía cạnh chính trị và tài chánh, đã xác định giá trị của sự thịnh vượng của thuộc địa Nam Kỳ và chỉ trích kịch liệt ý kiến chiếm đóng thu hẹp ở Nam Kỳ và đề nghị giữ nguyên hoà ước 1862.

Bản phúc trình này làm Napoléon 3 quyết định không cho chuộc đất ở Nam Kỳ. Tháng 21865, Aubaret tới Huế cho hay không có hoà ước mới và yêu cầu vua Tự Đức cho trả tiền chiến phí cùng cấm dân chúng chống Pháp.

Như thế việc chuộc đất hoàn toàn thất bại. Kết quả đó làm Tự Đức tức giận, cách lưu Phan Thanh Giản. (Đây là lần giáng chức thứ 6).

Số phận và tương lai của Việt Nam đã được định đoạt.

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận