Bộ ảnh phổ cổ Hà Nội được chụp năm 1940, do nhiếp ảnh gia người Mỹ Harrison Forman (1904-1978) thực hiện.
Đây là bài viết thứ 2 về những hình chụp Hà Nội từ hơn 80 năm trước.
Phố cổ Hà Nội là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất hình thành từ thời LýTrần. Đặc trưng nhất của khu phố cổ là các phố làng nghề và những ngôi nhà cổ, mang đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống.
Đây là hình phố Cầu Gỗ trong phố cổ ở Hà Nội nối từ cuối Hàng Thùng tới quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, ngày xưa xưa nơi đây tập trung nhiều hàng bán sơn và các loại dầu cung cấp cho Hà Nội.
Phố Cầu Gỗ là con phố khá lâu đời, có từ thời kinh thành Thăng Long có 36 phố phường thế kỷ 15. Phố được xây trên nền đất của hai thôn cổ là Hương Minh và Nhiễm Thượng, đều thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương.
Phố được đặt tên là Cầu Gỗ vì con phố có một cây cầu bắc qua con lạch nhỏ nối hai hồ Thái Cực (hay còn gọi là hồ Hàng Đào, đã bị Pháp lấp đi để xây nhà) và Hoàn Kiếm lại với nhau. Thời cổ, đây là phố cho các học trò trọ xung quanh đến ăn cơm. Đến thời Pháp thuộc, phố mang tên Rue du Pont en bois (nghĩa vẫn là Cầu Gỗ), là con phố chính của Hà Nội cổ. Các ngôi nhà trên phố lúc đấy đều được xây theo kiểu cổ, một tầng và có gác xép.
–
Tàu điện trên phố Hàng Đào, từng được xem là con đường tơ lụa của đất Thăng Long. Từ thế kỷ 15, 16 người dân ở nhiều nơi, đặc biệt từ Đan Loan Hải Dương, tới Hà Nội đã lập nên phường Đại Lợi chuyên nghề nhuộm tơ lụa. Hàng Đào lúc bấy giờ trở thành một trung tâm tơ lụa sầm uất của kinh thành Thăng Long.
Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa). Khi đó dọc phố có lắp đặt đường ray tàu điện bánh sắt chạy từ bờ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Ngày nay đường ray tàu điện không còn nữa. Khoảng năm 1925, vải tây thắng thế, quá nửa phố cho thuê bán vải tây, hàng truyền thống vắng hẳn. Rồi dần dần phố không còn bán vải nhuộm màu nữa, các chủ hàng có nhiều vốn chuyển sang các loại hàng cao cấp, xa xỉ.
Trong khoảng 100 năm, hình ảnh quen thuộc của phố Hàng Đào là tuyến đường sắt đi chính giữa lòng đường.
Phố Hàng Đào có 2 dãy nhà cổ rất đẹp, cũng là nơi có nhiều hình ảnh nhất của Hà Nội được chụp đầu thế kỷ 20.
–
Bên trên là hình ảnh Tòa nhà Cinema Trung Quốc (nay là rạp Chuông Vàng) ở góc đường Rue GéraudRue des Changeurs (nay là phố Tạ HiệnHàng Bạc).
Rạp này được xây dựng năm 1925, ban đầu mang tên Cải lương Hý viện của gánh Nhật Tân Ban đồng ấu. Sau đó, những người Hoa ở phố Tạ Hiện mua lại rạp, đổi tên thành Cinéma Trung Quốc, chuyên nhập phim Hong Kong về chiếu.
Thời điểm đó, ban ngày người Hoa chiếu phim Hongkong, buổi tối thì nơi này công diễn cải lương do một gánh cải lương tiến bộ mang tên là Tố NhưLà tên của một gánh cải lương tiến bộ (lấy tên theo bút danh của đại thi hào Nguyễn Du). Gánh Tố Như do một số trí thức như Lê Hứa, cha con Trần Viết HinhTrần Viết Long… tập trung một số nghệ sĩ tại Gia Hương Canh lập ra vào ngày 17/5/1941 (Thời gian sau đó, Trần Viết Long chính là ông chủ đoàn Kim Chung lừng danh).
Sau một tuần ra mắt tại rạp Olympia (tức rạp Hồng Hà ngày nay), đoàn Tố Như chính thức đỏ đèn hằng đêm tại Cinema Trung Quốc, công diễn những vở tuồng mang tinh thần yêu nước của hai soạn giả Sĩ Tiến và Phan Ngọc Khôi như “Lục Vân Tiên”, “Hai Bà Trưng”, “Phan Đình Phùng”, bất chấp thời đó vẫn đang dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Tư đó, rạp hát này trở nên nổi tiếng và người ta gọi luôn nơi này là rạp Tố Như, dù lúc đó rạp đã được đổi tên thành Văn Lang.
Vào năm 1947, rạp Tố Như/Văn Lang chính là nơi diễn ra lễ tuyên thệ “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của Trung đoàn thủ đô. Thời gian sau đó, rạp mang tên là Văn Lang, rồi mang tên rạp Kim Chung trong nhiều năm, là nơi đóng đô của đoàn Kim Chung nổi tiếng của vợ chồng Trần Viết LongKim Chung. Ngoài Kim Chung, một thành viên nổi tiếng trong đoàn là Kim Xuân, chính là mẹ của nghệ sĩ Như Quỳnh hiện nay.
Từ năm 1956 đến nay rạp chính thức mang tên là rạp Chuông Vàng. Lúc đó vợ chồng Trần Viết LongKim Chung đã vào Nam lập ra gánh hát Kim ChungTiếng chuông vàng thủ đô, còn vợ chồng Tiêu LangKim Xuân ở lại quản lý đoàn Kim Chung ở Hà Nội, đổi tên thành đoàn Chuông Vàng, và rạp hát này cũng đổi tên thành Chuông Vàng. Thời gian sau đó, đoàn Kim Phụng hợp nhất với đoàn Chuông Vàng thành Nhà hát cải lương Hà Nội. Ngày nay, rạp hát này vẫn mang tên Chuông Vàngtrụ sở của Nhà hát Cải Lương Hà Nội.
–
–
Bên trên là rue du Sel (nay là phố Hàng Muối) ở rìa phố cổ. Chỗ này đi thằng tới 1 đoạn rẽ lệch trái sẽ qua phố Hàng Tre (rue des Bambous).
Bên trái là Hàng Muối, bên phải là phố Rue du Maréchal Pétain (nay là phố Nguyễn Hữu Huân). Nhà mang biển hiệu hãng xăng TEXACO trong hình hiện nay là cafe Phúc Long ở vòng xoay cầu Chương Dương.
Hình dưới đây là hào trú ẩn chống bom, gần bến cầu Bãi Cháy, ngày nay là khu vực vòng xoay cầu Chương Dương.
(Còn tiếp phần 3)