Năm 1957, trên một toa xe lửa ra miền Trung dự trại hè liên trường, ông xúc động nhìn cảnh núi rừng hùng vĩ, vừa thơ mộng của quê hương. Khi đoàn tàu đến ga Nha Trang, ông cũng vừa viết xong bài Đoàn Người Lữ Thứ.
Nhà văn Võ Hiếu Nghĩa cùng đi với nhạc sĩ Lam Phương trên chuyến xe lửa này, ông kể lại như sau : Xe lửa bắt đầu khởi hành từ 7h30 tối đến khoảng 9h3010h khuya, hai anh em ra ngồi ngoài hành lang giữa hai toa xe, chỗ đó là nơi rộng rãi nhất (xe lửa bây giờ thì đã bị ngăn chận lại và đóng lại bằng các cửa ngang để tránh việc đeo bám xe trốn phí và cũng tránh hiểm nghèo cho hành khánh, có thể bị té xuống đường). Anh Lam Phương có đem theo cây đàn guitar vừa nhìn phong cảnh rừng cây hai bên đường vừa hát lên theo hứng một khúc nhạc, về sau anh mới đặt tên cho nó là Đoàn Người Lữ Thứ.
Kìa là rừng sâu âm u dưới sương trời khuya Một đoàn tàu đi quanh co giữa đêm trăng đầy Lòng tràn niềm vui đêm nay chúng ta cùng sum vầy Bên nhau ta hát hát mãi hát quên đường xa.
Rừng già về khuya im nghe tiếng ca đoàn ta Hoà cùng trời mây bao la sáng tươi mơ màng Vượt ngàn dặm xa gian nguy chí trai thề tung hoành Ra đi ta chỉ ước một ngày mai huy hoàng.
Ôi, dừng chân đây hỡi Làn mây đêm thâu lơ lửng về đâu Ôi, mây thấu chăng miền Bắc Giờ đau thương tràn khắp đồng sâu.
Rừng ơi, trăng sáng lả lướt muôn nơi Trăng thắm tô thêm nhạc thêm vui Tình xuân chan chứa mơ ước xa xôi Nhưng biết đâu đời là mộng thôi.
Một hồi còi vang ngân lên xé tan màn sương Lòng người rừng sâu nôn nao thức giữa đêm trường Nhìn đoàn người đi mênh mang biết đâu là bến bờ Đi xây no ấm, bác ái, đi xây tự do.
Dù đường còn xa bao la hay qua đồi cao Biển rộng rừng sâu khi đi thân trai ngại gì Rồi một ngày mai khi non sông say nhạc thanh bình Chim xanh đua hót đón mừng đoàn ta trở về.
Nhật Hà