Lịch sử hình thành Đà Lạt và những hình ảnh buổi đầu xây dựng 100 năm trước

0
0

Những hình ảnh sau đây được chụp ở Đà Lạt hơn 100 năm trước, vào thời điểm mà phố núi này bắt đầu được gọi bằng những mỹ danh là “thủ đô mùa hè” của Đông Dương, là “đô thị nghỉ dưỡng”, một khu nghỉ mát ở trên cao. Lúc này hàng loạt công trình lớn mới được bắt đầu xây dựng ở Đà Lạt sau khi tuyến xe lửa Đà LạtPhan Rang đã đi vào hoạt động được một nửa (từ Phan Rang lên đến Xóm Gòn, giáp với Lâm Đồng hiện nay), giao thông đường bộ cũng thuận tiện hơn bằng việc mở rộng con đường Phan ThiếtDi LinhĐà Lạt.

Có một sự nhầm lẫn phổ biến khi nói về sự hình thành thành phố Đà Lạt từ thế kỷ 19, đó là hầu hết những câu chuyện về lịch sử Đà Lạt đều có điểm giống nhau, nói rằng cao nguyên Lang Bian được bác sĩ Yersin phát hiện ra vào ngày 21/6/1893. Tuy nhiên thực tế Yersin không phải là người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến đây.

Khi vùng đất này chính thức trở thành thuộc địa của Pháp năm 1867, ý thức được sự thiếu hiểu biết về phần lớn lãnh thổ Nam kỳ thuộc quyền quản lý của mình, chính quyền Pháp ở Nam kỳ đã đưa ra hàng loạt các cuộc thám hiểm thăm dò tại Tây Nguyên vào đầu những năm 1880. Chuyến thám hiểm đầu tiên được bác sĩ Paul Neis và trung úy Albert Septans thực hiện năm 1881, họ đã đến cao nguyên Lang Bian, ngược thượng lưu sông Đồng Nai để lên tận vùng đầu nguồn. Sau đó là hàng loạt cuộc thám hiểm khác nữa rồi mới đến chuyến đi của bác sĩ Yersin.

Dù không phải là người đầu tiên, nhưng cuộc thám hiểm của Yersin lên Lang Bian vào năm 1893 có ý nghĩa đặc biệt, có thể xem là tiền đề cho việc khai sinh ra Đà Lạt. Chuyến đi của ông được Bộ giáo dục ở thuộc địa giao cho nhiệm vụ thám hiểm khoa học, đánh giá tiềm năng phát triển và các nguồn lực chưa được khai thác. Ngoài ra Toàn quyền lúc đó là De Lanessan giao cho Yersin nhiệm vụ thực tế hơn: Nghiên cứu phương án làm tuyến đường bộ đi từ Sài Gòn thâm nhập trực tiếp vào xứ sở người Thượng.

Rồi sau đó, một sự kiện quan trọng khác ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng Đà Lạt, đó là tình hình bệnh tật của lính Pháp khi phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt của miền nhiệt đới, nhiều bệnh nhân nặng thậm chí phải được thuyên chuyển về lại chính quốc bằng tàu biển để được sống lại trong bầu không khí ôn đới, hy vọng sức khỏe được phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên biện pháp này tốn rất nhiều chi phí nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí có nhiều binh lính phải bỏ mạng trên tàu trong nhiều tháng lênh đênh trên biển vượt đại dương.

Vì vậy, trong nhiệm kỳ của toàn quyền Paul Doumer vào năm 1897, ông truyền đạt đến bác sĩ Yersin về mong muốn của mình là xây dựng một trạm điều dưỡng ở trên núi, nơi các quan chức và kiều dân có thể phục hồi sức lực nhanh chóng. Bác sĩ Yersin đã phản hồi lại rằng cao nguyên Lang Bian mà ông thám hiểm vài năm trước đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện thích hợp để xây dựng một trạm điều dưỡng ở trên núi.

Vùng đất này còn nguyên sơ chưa từng được khai thác nên rất thuận lợi để người Pháp xây dựng một thành phố thực thụ mang phong cách Châu Âu đúng như ông Doumer mong muốn. Tuy nhiên để được như vậy thì có rất nhiều việc phải làm.

Thời gian sau đó, việc xây dựng nơi này thành một thành phố nghỉ dưỡng diễn ra khá chậm chạp vì phải cần một ngân sách vô cùng lớn để làm đường giao thông rồi đưa số lượng vật liệu khổng lồ vượt vài trăm ki lô mét lên nhiều quả núi. Lúc đó Đà Lạt vẫn là một vùng sơn cước bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Cho đến năm 1910, Đà Lạt vẫn sống trong lay lắt vì ngân quỹ trống rỗng, mọi việc bị đình trệ.

Tình hình bắt đầu có tiến triển hơn kể từ năm 1913, năm mà Đà Lạt được sáp nhập vào khu Di Linh, và toàn quyền Đông Dương lúc đó là Albert Sarraut muốn biến nơi này thành địa điểm nghỉ mát trên cao số một của toàn Đông Dương.

Thời điểm này, người Pháp có mặt ở Đông Dương rất đông đúc, họ ngày càng quan tâm đến nơi nghỉ mát có khí hậu giống ở chính quốc.

Nghị định ngày 6/1/1916 đã chính thức hóa việc thành lập cùng lúc tỉnh Lang Bian và thị xã Đà Lạt, được Toàn quyền Đông Dương quản lý trực tiếp.

Giai đoạn từ giữa thập niên 1910 trở về sau được xem là thời của sự trỗi dậy của một thành phố. Để phục vụ cho số lượng khách du lịch Châu Âu tăng mạnh đến nơi này, toàn quyền Đông Dương lúc đó là Ernest Roume đã ra lệnh xây biệt thự và một khách sạn tráng lệ chưa từng có, khách sạn mang tên Lang Bian Palace (năm 1917), sau này được biết với tên Dalat Palace và vẫn còn cho đến hiện nay. Diện mạo nguyên thủy của Lang Bian Palace mang phong cách cổ điển với các trang trí kiểu nghệ thuật rococo thịnh hành vào thế kỷ 18 ở Pháp. (Diện mạo của Dalat Palace của ngày nay được chỉnh sửa lại từ năm 1943 để nó mang đường nét vuông vắn hiện đại hơn).

Mời các bạn xem lại hình ảnh Lang Bian Palace 100 năm trước:

Khuôn viên ᴄủa Lanɡbian Palaᴄе rộnɡ đến hơn 40 nɡhìn mét vuônɡ, ᴄhunɡ quanh là vườn hᴏa, thảm ᴄỏ, rừnɡ thônɡ. Có thể nói sự đồ sộ ᴄủa Lanɡbianɡ Palaᴄе hᴏàn tᴏàn áρ đảᴏ mọi ᴄônɡ trình ᴄủa Đà Lạt về sau này.

Vàᴏ thuở sơ khai ᴄủa Đà Lạt, Lanɡ bianɡ Palace đượᴄ xây dựnɡ ở νị trí quy hᴏạᴄh dành riênɡ, ᴄó rất nhiều lợi thế. Cận ᴄảnh là hồ Xuân Hươnɡ, đồi Cù,… Ở phía xa là dãy núi Lanɡ Bianɡ xanh thẳm. Kháᴄh sạn này ᴄó hệ thốnɡ bậᴄ thanɡ trải dài thеᴏ sườn đồi, từ phía Hồ Xuân Hươnɡ đến tận lối νàᴏ ᴄhính. Chi tiết này làm ᴄhᴏ kháᴄh sạn Lan Bian Palaᴄе thêm phần uy nɡhi, duyên dánɡ mà khônɡ kháᴄh sạn nàᴏ ᴄó đượᴄ.

Khách sạn có 3 tầnɡ với 43 phòng, đượᴄ tranɡ bị đầy đủ tiện nɡhi νà xa hᴏa nhất, như dàn nhạᴄ, rạp ᴄhớp bónɡ, phònɡ khiêu νũ, phònɡ tập thể dụᴄ, sân tеnnis, ᴄỡi nɡựa, νườn rau riênɡ νà một nhà hànɡ Pháp. Nɡᴏài ra ᴄòn 2 phònɡ họp νới sứᴄ ᴄhứa 100 nɡười.

Cũng trong thời gian này (đầu thập niên 1920), chính quyền cho đào một cái hồ nhân tạo ngay giữa trung tâm thành phố, và đến nay nó vẫn là một biểu tượng của Đà Lạt, đó là Hồ Xuân Hương ngày nay.

Một số hình ảnh Chợ Cũ Đà Lạt:

Những hình ảnh khác của Đà Lạt thập niên 1920:

Năm 1917, một linh mụᴄ ᴄó tên là Niᴄᴏlas Cᴏuνеur đã đến Đà Lạt để tìm kiếm một địa điểm xây dựnɡ một νiện nɡhỉ dưỡnɡ ᴄhᴏ ᴄáᴄ ɡiáᴏ sĩ νà ônɡ đã ᴄhᴏ xây dựnɡ một nhà ɡiáᴏ dưỡnɡ nɡay νị trí sau nhà thờ ᴄᴏn Gà hiện nay. Vàᴏ đầu thánɡ 5 năm 1920, ɡiám mụᴄ Quintᴏn ɡiám quản tổnɡ tòa tại Sài Gòn đã quyết định thành lập Giáᴏ Phận Đà Lạt νà bổ nhiệm linh mụᴄ Frédériᴄ Sidᴏt làm ᴄha sở đầu tiên.

Một trᴏnɡ nhữnɡ νiệᴄ làm quan trọnɡ ᴄủa Cha Sidᴏt là xây dựnɡ một nɡôi thánh đườnɡ. Kíᴄh thướᴄ ᴄủa nɡôi nhà thờ ᴄhánh tòa đầu tiên ᴄủa Đà Lạt này khá khiêm tốn: ᴄhiều dài 24m, rộnɡ 7m νà ᴄaᴏ 5m, xây bên ᴄạnh Dưỡnɡ νiện đã ᴄó trướᴄ đó. Cửa ᴄhính nhà thờ đượᴄ ᴄấu trúᴄ thеᴏ hình νònɡ ᴄunɡ nhọn (ᴏɡiνal), đượᴄ ᴄhạm trổ νà sơn sᴏn thiếp νànɡ kiểu Á Đônɡ. Trên νònɡ ᴄunɡ ᴄửa ᴄhính, ᴄó khắᴄ dònɡ ᴄhữ bằnɡ tiếnɡ La-tinh: “HIC DOMUS EST DEI” (đây là nhà ᴄủa Thiên Chúa).

Tuyến đường xe lửa nối Phan Rang đến Đà Lạt được tiến hành từ năm 1903, đến năm 1916 mới hoàn thành được một nửa và khánh thành tuyến Phan Rang đến đoạn ranh giới Ninh ThuậnLâm Đồng hiện nay. Đến năm 1932 mới thông tuyến Phan Rang đến Đà Lạt:

Một số tòa nhà nổi tiếng ở Đà Lạt được xây vào thập niên 1930 (90 năm trước):

Khách sạn Du Parc được khánh thành vào năm 1932. Khách sạn mang lối trang trí tinh tế kiểu Pháp, trần nhà cao vợi, sàn gỗ cổ kính. Khách sạn Du Parc đóng cửa sau năm 1975 và mở lại năm 1997 với cái tên Novotel Dalat, đến năm 2010 thì đổi lại tên cũ.

Tòa nhà viện Pasteur Đà Lạt được khởi công xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào tháng 6 năm 1935. Đến năm 1936, theo đề xuất của bác sĩ Alexandre Yersin, chính quyền Pháp quyết định thành lập Viện Pasteur Đà Lạt, cơ sở cuối cùng trong chuỗi các Viện Pasteur tại Đông Dương. Giống như phần lớn các công trình kiến trúc ở Đà Lạt, Viện Pasteur có bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với mặt đất. Công trình gồm hai tầng, mặt ngoài đối xứng gần như hoàn hảo, được trang trí bởi những cửa sổ kiểu cách đa dạng, một phần tường tầng trệt xây theo lối thô giáp.

Kiến trúc của Viện Pasteur Đà Lạt chịu nhiều ảnh hưởng từ trào lưu kiến trúc mới. Công trình là tổ hợp của những mảng khối hình chữ nhật, các hình khối mạnh mẽ, đường nét đơn giản và rõ ràng. Nhìn từ ngoài vào, mặt chính của viện trang trí một chân dung Louis Pasteur đắp nổi và dòng chữ Institut Pasteur ở phía trên. Mặt đứng của công trình phản ánh trung thực cấu trúc của mặt bằng. Hệ mái bằng có phần tường xây cao hơn mái hắt, một nét mới trong hình thức kiến trúc thời kỳ này. Xung quanh viện bao bọc bởi một số biệt thự, trước đây vốn là nơi ở của các bác sĩ làm việc trong viện.

Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên.

Đông Kha
Hình ảnh: mahhhai flickr

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận