Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá Thà như giọt mưa khô trên tượng đá Thà như mưa gió đến ôm tượng đá Có còn hơn không, có còn hơn không Có còn hơn không, có còn hơn không
Người từ trăm năm về qua sông rộng Người từ trăm năm về qua sông rộng Ta ngoắc mỏi tay, ta ngoắc mỏi tay Chỉ thấy sông lồng lộng Chỉ thấy sông chập chùng.
Người từ trăm năm về khơi tình động Người từ trăm năm về khơi tình động Ta chạy vòng vòng ta chạy mòn hơi Nào có hay đời cạn nào có hay cạn đời.
Người từ trăm năm về như d*o nhọn Người từ trăm năm về như d*o nhọn Dao vết ngọt đâ*, ta ch*t trầm ngâm Dòng m*u chưa kịp tràn Dòng má* chưa kịp tràn.
Người từ trăm năm về phai tóc nhuộm Người từ trăm năm về phai tóc nhuộm Ta chạy mù đời ta chạy tàn hơi Quỵ té trên đường rồi Sợi tóc vương chân người.
Người từ trăm năm về ngang trường Luật Người từ trăm năm về ngang trường Luật Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi Đau lòng ta muốn khóc Đau lòng ta muốn khóc.
Thà như giọt mưa vỡ trên mặt em Thà như giọt mưa khô trên mặt Duyên Để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến
Những giọt run run ướt ngọn lông măng Những giọt run run ướt ngọn lông măng Khiến người trăm năm đau khổ ăn năn Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên
Bài hát Thà Như Giọt Mưa được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ Người yêu là da.o nhọn (Khúc Buồn Tình) của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Bài thơ kể về chuyện tình của ông với một cô gái tên Duyên nhưng không thành.
Theo lời kể của nhà thơ Thái Thụy Vy: “Hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh Nguyễn Tất Nhiên ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên…”
Bài thơ đầu tiên ông làm cho Duyên đã có tên là “Khúc tình buồn”, sau đó nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bản nhạc “Thà như giọt mưa” hầu như ngày nào cũng được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn, được giới học sinh, sinh viên mua, chép, chuyền tay nhau với tất cả sự thích thú vốn có của tuổi trẻ:
“Thà như giọt mưa Vỡ trên mặt Duyên Để ta nghe thoáng Tiếng mưa vội đến
Những giọt run run Ướt ngọn lông măng Khiến người trăm năm Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên Đau khổ ăn năn Khiến người tên Duyên Đau khổ muôn niên”.
Với cái tên Duyên được “rêu rao” trong ca từ một cách thê thiết như thế, cảm xúc của người nghe như được nhân lên gấp bội, cho nên bản nhạc cũng như tên tuổi của Nguyễn Tất Nhiên nhanh chóng được lan truyền rất rộng rãi.
Tiếp sau bản nhạc đó, và ngoài tập thơ “Thiên Tai”, Nguyễn Tất Nhiên còn tiếp tục làm nhiều thơ “ai oán” cho Bùi Thị Duyên. Như bài “Duyên của tình ta con gái Bắc” với những câu… ấn tượng:
…………. Nghe nói em vừa thi rớt Luật Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng! (Dù thật sự cũng đáng đời em lắm Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)
Thế nhưng, dường như trái tim của Bùi Thị Duyên vẫn không hề mềm sũng trước những bài thơ ướt át đó, thậm chí ngược lại đã có nhiều hờn trách từ phía gia đình bà dành cho nhà thơ tài hoa si tình.
Cả dư luận, trong khi thán phục, tìm đọc thơ của Nguyễn Tất Nhiên cũng bắt đầu tỏ ý phê phán ông “độc ác” với người-tình-không–trái- tim Bùi Thị Duyên. Để đến nỗi, khoảng năm 1973, Nguyễn Tất Nhiên thật sự mệt mỏi (chữ của ông hay dùng trong thơ) với cuộc tình tuyệt vọng của mình và làm bài thơ coi như là bài cuối cùng dành cho Duyên, trong đó ông “dũng cảm” tự nhận mình là một “tên quái đản”, là người “cầu danh vọng trên nước mắt người tình” như một tạ lỗi:
Năm năm trời… ta làm tên quái đản Cầu danh trên nước mắt của người tình Năm năm trời có nhục có vinh
Có chua, chát, ngọt, bùi, cay, đắng… Có hai mái đầu chia nhau thù oán Có thằng ta trút nạn xuống vai em!
Năm năm trời… có một tên Duyên Ta ca tụng, rồi chính ta bôi lọ Tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ
Nên lỗi lầm đã đục màu sông Nếu em còn thương mến tuổi mười lăm Xin nuốt hận mĩm môi cười xí xóa Hồn ta đẹp nhưng đời ta thảm quá ………. (Tạ lỗi cùng người)
Tổng hợp nhiều nguồn.