Bộ ảnh: Chân dung phụ nữ Việt Nam hơn 100 năm trước (năm 1915)

0
6

Mời các bạn xem lại những hình ảnh chụp phụ nữ Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ 20 (năm 1915 tại Hà Nội). Đây là bộ ảnh màu nguyên bản, được xem là những tấm ảnh có màu đầu tiên chụp phong cảnh và con người ở Việt Nam (không phải là ảnh phục chế màu).

Ngoài hình ảnh phụ nữ Việt Nam, phần dưới cùng của bài viết này là những tấm ảnh chụp phụ nữ phương Tây sinh sống ở Hà Nội thời điểm đó.

Tác giả bộ ảnh là Léon Busy, người được gửi tới Đông Dương năm 1915 để chụp lại hàng ngàn tấm ảnh ở Việt Nam trong dự án đồ sộ mang tên là “kho lưu trữ hành tinh” (tiếng Pháp là Les Archives de la Planète) do một ông chủ nhà băng người Pháp là Albert Kahn sáng lập.

Với hơn 72.000 tấm ảnh và thước phim được thực hiện tại hơn 50 nước, cho đến nay Les Archives de la Planète vẫn là kho tư liệu vô giá có giá trị lớn với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, giúp chúng ta nhìn thấy được cảnh vật và con người Việt xưa.

Đó là thời kỳ việc hiện đại hoá (Tây phương hoá) Việt Nam đã tạo ra một tầng lớp tư sản và tiểu tư sản Tây học, ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi phong tục tập quán, tư duy và tâm lý xã hội, đặc biệt là ở thành thị như Hà Nộithủ đô của liên bang Đông Dương lúc đó.

Điều đó tạo ra sự xung đột giữa nền văn hoá phương Tây với văn hoá truyền thống Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng của Khổng học, nặng về ý thức cộng đồng và đạo đức, đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, ảnh hưởng Khổng học đối với phụ nữ Việt Nam không khắt khe như ở Trung Quốc nên trong khuôn khổ xã hội Khổng học, người phụ nữ Việt vẫn có thể “tự thể hiện mình”.

Lúc đó, nhà nghiên cứu xã hội Đặng Phúc Thông (1906-1951) đã viết về phụ nữ An Nam dưới thời Pháp thuộc như sau:

“Thời nào cũng vậy, người phụ nữ An Nam luôn là hình mẫu của sự trong sáng vô cùng thuần khiết. Các chị luôn là nơi gửi gắm những phẩm chất phụ nữ cao quý; trong khuôn khổ gia đình, đã từ nhiều thiên niên kỷ nay, các chị vẫn luôn thể hiện được mình mà không bị tác động bởi những biến đổi của xã hội hay đất nước. Những bất cập trong hệ thống xã hội của chúng ta, những yếu kém của nam giới chẳng bao giờ khiến các chị đi chệch khỏi con đường mình đã chọn theo sự mách bảo của trực giác sâu sắc. Các chị luôn nhận thức được rằng Khổng học tuy có đặt ra những khuôn mẫu quá đỗi chật hẹp nhưng lại giúp mình đảm bảo được cuộc sống vật chất đầy đủ để có thể vươn tới một sự tự do đích thực. Các chị không tự khẳng định mình bằng những đòi hỏi này nọ ầm ĩ, mà bằng chính sự chiến thắng của tinh thần trách nhiệm vượt lên trên bản năng. Các chị không phải là nô lệ, không hề, bởi các chị đã biết tự giải phóng mình khỏi những ham muốn, tự nhìn rõ bản thân.

Người phụ nữ An Nam về bản chất chẳng cao siêu gì hơn những chị em ở phương Tây hay phương Đông của mình; các chị thuộc mẫu người mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu có trật tự đạo đức, mỹ học và tôn giáo mạnh mẽ có thể giúp các chị tìm được câu trả lời thoả đáng cho nỗi lo và quan niệm về cái vô hạn của mình. Thực chẳng ích gì việc đem so sánh Andromaque với Khương Thị, Brunehilde với Bùi Thị Xuân… Việc sản sinh ra các nữ anh hùng hào kiệt không phải là đặc quyền của riêng một chủng tộc nào. Trong mọi thời đại, các chị luôn là những minh họa bi thảm cho sự bất diệt của Tình yêu. Chừng nào người phụ nữ An Nam còn chưa bị cám dỗ bởi chủ nghĩa vật chất cá nhân trong vỏ bọc đẹp đẽ, chừng ấy các chị vẫn giữ được những truyền thống đúng với bản chất phụ nữ của mình…”

Một số hình ảnh nữ nghệ sĩ hát tuồng, hình thức nghệ thuật biểu diễn phổ biến nhất thời đó:

Một số hình ảnh phụ nữ phương Tây ở Hà Nội năm 1915:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận